Tin thương hiệu

“Con ruồi nửa tỷ đồng”: đưa Tân Hiệp Phát vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan?

Cập nhật: 10/02/2015

Các chuyên gia trong ngành cho rằng, việc xử lý của Tân Hiệp Pháp đã thiếu khôn ngoan trong việc đổi lấy chai nước có ruồi bằng 500 triệu đồng.

Ngày 27/1/2015, cơ quan cảnh sát điều tra công an tình Tiền Giang đang tạm giữ Võ Văn Minh ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang để xử lý về vụ hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Trong sự việc, lúc lấy chai Number One bán cho khách hàng, ông Võ Văn Minh đã phát hiện ra con ruồi ở bên trong chai nước. Nên ông liền liên lạc với công ty sản xuất chai nước ngày – công ty Tân Hiệp Phát để báo sự việc.

Ông Minh đã cho cái giá 1 tỷ đồng về sự im lặng không cung cấp thông tin cho in tờ rơi và báo chí để phân tán.

Về phía Tân Hiệp Pháp thì sau 3 lần thương lượng đã đồng ý trả cho ông Minh với cái giá là 500 triệu. Và sự việc này, công ty Tân Hiệp Phát đã báo cho sở công an.

Khi nhận tiền, ông Minh đã bị bắt bới tội danh là tống tiền nhằm cưỡng đoạt tài sản.

Thời gian trước đó, công ty Tân Hiệp Phát cũng có sự cố chất lượng của sản phẩm. Vào năm 2012, các báo đã cho đăng tải vụ việc khách hàng phát hiện ra con gián trong chai nước của công ty này và cũng đòi 50 triệu vnđ.

Nhưng sự việc này khác nhiều so với sự việc năm 2012, với mạng xã hội phát triển, thì sự việc này đã thành chủ đề bàn tán nhiều.

Một số người ủng hộ của công ty Tân Hiệp Phát, nhưng một số lại chỉ trính công ty này.

 

Liên hệ với chuyên gia truyền thông ông Khuất Quang Hưng để hiểu hơn vấn đề này. Ông cho biết, cả 2 sự việc trên, công ty Tân Hiệp Phát đều có cách xử lý là đổ tội và chuyển sang sự việc khác có vẻ nghiêm trọng hơn. Đó là sự việc tống tiền

Cách giải quyết của công ty Tân Hiệp Phát đã giúp công ty tránh khỏi vấn đề về chất lượng của sản phẩm. Đó được coi là cách xử lý khôn khéo nhưng lại tàn nhẫn vì nó đẩ người hay gia đình rơi vào tình trạng khó khăn.

Nó thể hiện cách ứng xử thiếu băn hóa và thiếu giá trị cốt lõi có trong doanh nghiệp.

Chuyên gia tư vấn về chiến lược nhận dạng thương hiệu – Thạc sĩ Đặng Thanh Vân cũng có quan điểm với ông Khuất Quang Hưng cho rằng, công ty Tân Hiệp Phát thực hiện cách xử lý ấy là sai lầm.

Việc công ty Tân Hiệp Phát xử lý như thế với khách hàng giống người khổng lồ giẫm đạp chàng chăn cừu sẽ khiến cho người dân cảm thấy phẫn nộ. Họ không cần tìm hiểu vì sao ông Minh vào tù nhưng họ thấy ông ấy bị thương hiệu này chơi khăm.

Một thương hiệu không là sự sở hữu bản quyền của doanh nghiệp mà là sự liên tưởng hay hình ảnh trong lòng khách hàng. Do đó, công ty Tân Hiệp Phát đã gây tổn thất lớn về thương hiệu của mình.

Giảng viên của trường Đại học khoa học xã hội nhân văn Hà Nội – ông Nguyễn Cường cho biết: không bàn đến việc khách hàng có làm giả sản phẩm bị lỗi, ấn tượng của ông là ông Minh – người tiêu dùng đang bị vào vòng pháp luật.

Tân Hiệp Phát sẽ không chấp nhận bị thao túng, họ sẽ đưa bất cứ người nào vào tù. Tiếp nhận các thông tin, ông Cường không quan tâm con ruồi là có thật hay là giả tuy nhiên, ông lại quan tâm đến mức độ doanh nghiệp có tôn trọng đối với người tiêu dùng không. Bất kỳ trong tình huống nào, thù địch với khách hàng là một sai lầm lớn.

 Ông Thanh Vân nói: Tân Hiệp Phát chơi ván bài và hành động không quân tử. Tân Hiệp Phát không cần thiết phải biến sự việc như thế này.

Biện pháp mà Tân Hiệp Phát thực hiện thì chỉ giúp họ thắng cuộc trong vòng lao lý. Nhưng trận chiến với khách hàng thì sẽ trở thành thương hiệu nhường chỗ cho tình người và cảm xúc.

Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp đối thủ ngụy tạo các tin đồn, mượn danh khách hàng để làm hại doanh nghiệp cùng ngành.

Biện pháp xử lý của Tân Hiệp Phát được các chuyên gia cho rằng nó là vượt quá mức cần thiết. Việc này sẽ tạo ra các tâm lý sợ của khách hàng khi họ muốn đóng góp ý kiến hay phát hiện ra vấn đề của doanh nghiệp.

Từ thời điểm này về sau, nếu có bắt gặp lỗi trong sản phẩm của công ty Tân Hiệp Phát, chắc khách hàng sẽ đến cơ quan báo chí hay bảo vệ những người tiêu dùng.

Lúc đó, khủng hoảng của truyền thông sẽ trở nên nguy hiểm hơn cho doanh nghiệp này. Đặc biệt, khách hàng sẽ tìm đến đối thủ thì điểm yếu của công ty sẽ bị mang ra lợi dụng gây ra những hậu quả khôn lường.

Bidesign – Chụp ảnh sản phẩm

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*

Tin liên quan

Logo Hyundai Hệ thống nhận diện thương hiệu của Samsung Bao bì sản phẩm “kích thích” người tiêu dùng mua hàng Các mẫu thiết kế logo ấn tượng Thiết kế Logo dược phẩm tại Nghệ An

Công ty Cổ Phần BiDesign

Trụ sở : Số 31, Tổ 2, Phường Phú Lương, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.

Văn phòng: Số 26, TT21, Khu đô thị Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 098.334.5533 – Hotlile: 0983 633 906 – email: kinhdoanh@bidesign.vn