Tin thương hiệu

Những thương hiệu nổi tiếng lụi tàn

Cập nhật: 01/10/2014

Vào đầu tháng 7, trang tin tức tài chính 24/7 Wall St đã điểm qua những tập đoàn có thương hiệu nổi tiếng nhanh chóng mất hút vì một vài biến cố chủ quan và khách quan.

Các thương hiệu lớn lụi tàn

Thương hiệu lớn lụi tàn

1. Compaq

Vừa bước sang thế kỷ 21, Compaq vẫn là đại gia khi chiếm lĩnh thị phần máy tính cá nhân tại Mỹ (khoảng 20{acf9e37f99d59582ec98e298f62880683d8c9989165c5ad604ccf6990eedd93b}). Năm 2001, Compaq xếp thứ 24 trên toàn cầu về giá trị thuong hieu. Cũng vào năm 2001, đối thủ cạnh tranh nặng ký Hewlett-Packard (HP) đã chiếm lĩnh lại Compaq trong một thương vụ với trị giá 25 tỉ USD.

Đây là nỗ lực của HP giúp tăng cường chiến lược khả năng cạnh tranh với IBM. Sau khi đã thâu tóm được Compaq, HP công bố chỉ dùng Compaq cho các dòng sản phẩm giá rẻ.

 

2. Washington Mutual

Sau khi ông Kerry Killinger đảm nhiệm vị trí tổng giám đốc vào năm 1990, Washington Mutual đã bắt đầu chiến dịch thâu tóm các ngân hàng nhỏ để bành trướng hoạt động.

Nhưng ngay trong cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ vào hồi cuối thập niên trước, thì Washington Mutual nhanh chóng đi xuống rồi phá sản vào năm 2008.

3. Sony Ericsson

Năm 2001, 2 tập đoàn của Sony ở Nhật Bản và Ericsson của Thụy Điển đều sáp nhập mảng sản xuất điện thoại di động với mục tiêu sẽ giải quyết được khó khăn mà cả 2 tập đoàn đang gặp phải. Quả thực, sau đó thì Sony Ericsson đã nhanh chóng khẳng định vị thế của mình, trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, hàng loạt sản phẩm, Sony Ericsson không có các model kế thừa nên dần đánh mất vị thế khi thị trường di động thông minh bùng nổ. Đến nay, Sony mua lại quyền kiểm soát liên doanh và thương hiệu Sony Ericsson đã bị mất.

4. Saab

Từng là thương hiệu xe hơi nổi tiếng trên thế giới của Thụy Sĩ, Saab đã đạt nhiều thành công nên “lọt vào mắt xanh” của tập đoàn General Motor (GM) ở Mỹ. Vào năm 2000, GM chính thức nắm quyền chiếm lĩnh Saab. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính vào hồi năm 2008, sau khi phá sản GM đã quyết định bán đi Saab và thương hiệu của hãng này cũng lụi tàn theo.

5. Wachovia

Là thương hiệu xếp thứ 67 trên toàn thế giới, Ngân hàng Wachovia đứng ở vị trí thứ 4 ở Mỹ tính theo giá trị tài sản. Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ vào hồi cuối thập niên trước, vào năm 2009, Tập đoàn Wells Fargo bỏ ra tầm 15 tỉ USD để mua lại Wachovia nên thương hiệu ngân hàng này cũng chính thức khép lại.

6. Cingular Wireless

Được thành lập vào hồi năm 2000 bởi SBC và BellSouth  nắm 60{acf9e37f99d59582ec98e298f62880683d8c9989165c5ad604ccf6990eedd93b} và 40{acf9e37f99d59582ec98e298f62880683d8c9989165c5ad604ccf6990eedd93b} cổ phần, Cingular Wireless nhanh chóng trở thành một nhà mạng điện thoại di động hàng đầu ở Mỹ và thương hiệu của hãng đạt giá trị 9,2 tỉ USD vào năm 2007. Tuy nhiên, sau một số thương vụ mua bán sáp nhập giữa các đại gia viễn thông SBC, AT&T và BellSouth thì Cingular Wireless cũng bị khai tử. Giờ đây, AT&T đã thay thế vị trí của Cingular Wireless.

7. Lehman Brothers

Cũng là một đại gia trong ngành tài chính nằm trong danh sách xấu số này. Từng nổi lên và tưởng chừng không thể sụp đổ, nhưng Lehman Brothers thực sự phá sản vào năm 2008 và bị thâu tóm khiến tên tuổi của hãng một thời của nó cũng bị chôn vùi.

Bidesign – Chụp đồ trang sức

Các bài viết liên quan khác: 


Thiết kế logo công ty – Thiết kế bao bì sản phẩm – Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*

Tin liên quan

Thương hiệu OceanBank 2 bộ nhận diện thương hiệu FrameLOGIC và Epickk cần học hỏi Cà phê Trung Nguyên tung ra sản phẩm bao bì mới Hệ thống nhận diện thương hiệu bao bì sản phẩm Những bộ nhận diện thương hiệu đẹp và ấn tượng

Công ty Cổ Phần BiDesign

Trụ sở : Số 31, Tổ 2, Phường Phú Lương, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.

Văn phòng: Số 26, TT21, Khu đô thị Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 098.334.5533 – Hotlile: 0983 633 906 – email: kinhdoanh@bidesign.vn