Tin thương hiệu

Nhiều DN Việt chưa hiểu đúng nghĩa của việc xây dựng thương hiệu

Cập nhật: 23/03/2015

Đây là khẳng định của ông Nguyễn Đức Sơn – Giám đốc Chiến lược thương hiệu Công ty Richard Moore Associates về chuyện xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp Việt.


Ông Nguyễn Đức Sơn – Giám đốc Chiến lượcthương hiệu công ty Richard Moore Associates

Ông Sơn cho biết, không chỉ các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp tư nhân quy mô vừa và nhỏ ngày càng có ý thức về sức mạnh của thương hiệu. Sự dịch chuyển về nhận thức này xuất phát từ thực tế kinh doanh của chính họ. Trong hoàn cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đối thủ ngày càng nhiều, nhu cầu ngày càng cao, nhiều chủ doanh nghiệp đã nhận ra rằng chỉ chất lượng tốt không thôi là không đủ mà cần phải có thêm sức mạnh của thương hiệu. Điều này lý giải vì sao trong những năm gần đây, ngày càng nhiều doanh nghiệp sẵn sàng bỏ tiền đầu tư vào xây dựng thương hiệu một cách bài bản.
Tuy nhiên, hiện nay còn rất nhiều doanh nghiệp chưa hiểu như thế nào được gọi là xây dựng thương hiệu đúng nghĩa. Phần lớn vẫn cho rằng chỉ cần một logo đẹp, một câu slogan bóng bẩy và quảng cáo thật nhiều là có một thương hiệu mạnh. “Đúng là logo và slogan hay một tên thương hiệu là công cụ để tạo nhận biết rất quan trọng. Nhưng quan trọng hơn là tất cả những phương tiện này có chuyển tải được thông điệp về giá trị cốt lõi của doanh nghiệp hay không” – ông Sơn nói.
Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp hiện nay vẫn coi nhẹ phân tích nghiên cứu thị trường một cách bài bản và thiếu một chiến lược thương hiệu có sức mạnh để dẫn dắt hoạt động marketing. Khi nhận thức chưa chuẩn, sẽ dẫn đến đầu tư thiếu hiệu quả cho dù đó là khoản đầu tư lớn rất nhiều tiền. Mặt khác, nhiều chủ doanh nghiệp đã phó thác hoàn tiền hoạt động marketing và thương hiệu cho bộ phận chuyên trách. “Chiến lược thương hiệu và marketing phải bắt rễ từ chính tầm nhìn và ý tưởng của người đứng đầu. Nếu không có sự quan tâm đúng mức và và dẫn dắt trực tiếp từ CEO, rất khó để xây dựng được một thương hiệu có sức mạnh và bền vững thực sự” – ông Sơn nhấn mạnh.

Ông Sơn cũng đưa ra lời khuyên dành cho các doanh nghiệp khi muốn xây dựng thương hiệumạnh. Theo đó, việc đầu tiên là phải thực tế trong việc đặt mục tiêu bởi và tập trung cho một hoặc vài mục tiêu cụ thể. Tiếp theo, hãy làm theo chiến lược “chia nhỏ để gieo hạt” nghĩa là cố gắng trở thành thương hiệu hấp dẫn trên một thị trường ngách thay vì dàn trải nguồn tài chính hạn hẹp trên một thị trường lớn. Đây là chiến lược tốt, rất phù hợp với số đông doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam.

 

Nguồn: Congtin.net

 
 

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*

Tin liên quan

Những thương hiệu nổi tiếng lụi tàn Công cụ thiết kế logo online hiệu quả Thiết kế bao bì trong xu hướng toàn cầu hóa Nhiều doanh nghiệp thay biểu trưng mới Vai trò của thiết kế bao bì trong chiến lược thương hiệu

Công ty Cổ Phần BiDesign

Trụ sở : Số 31, Tổ 2, Phường Phú Lương, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.

Văn phòng: Số 26, TT21, Khu đô thị Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 098.334.5533 – Hotlile: 0983 633 906 – email: kinhdoanh@bidesign.vn