Tin thương hiệu

Điểm qua những thương hiệu nổi tiếng đến từ chiến tranh

Cập nhật: 07/05/2015

Chiến tranh sẽ là địa ngục đối với cả nhân loại, nhưng với một số cá nhân biết nắm bắt thời cơ và có tầm nhìn thì đó chính là bàn đạp để kinh doanh hiệu quả.

Trong 2 cuộc chiến tranh thế giới, loài người làm nhiều việc hơn thay vì ngồi thay đổi quyền lực hay vẽ lại bản đồ thế giới, đó là tạo dựng các thương hiệu hiệu quả nhất trong thời đại.

1. Lò vi sóng


Trong chiến tranh thế giới thứ 2, kĩ sư Percy Spencer đang bắt đầu tiến hành thí nghiệm ở trên máy phát sóng với tần suất cao thì ông phát hiện ra có sóng Vi ba sinh ra từ nguồn phát Magnetron. 

Nhưng trong thời điểm đó, phát hiện này chưa thực sự khiến ông suy nghĩ vì đó chỉ đơn giản là hiệu ứng phát sinh từ nguồn phát sóng và Percy cũng chưa thấy khả năng sử dụng hữu ích nào từ sóng này.

Cho tới một lần tình cờ, ông để quên một thanh sô cô la trong túi khi đang nghiên cứu về nguồn phát, đến khi ông rút ra thì nó đã bị tan chảy. Ông tự hỏi liệu nó có phải là do magnetron ảnh hưởng không? Percy đã giả định rằng sóng Vi ba được tạo ra từ Magnetron kia đã tác động một lượng nhiệt đủ để làm tan chảy thanh sô cô la của mình.

Cuối cùng, sau nhiều đêm thức trắng để nghiên cứu, Percy đã tạo ra được chiếc lò vi sóng đầu tiên trên thế giới và chính thức đưa ra thị trường từ 1955. Tuy nhiên, chiếc lò vi sóng đời đầu khá cồng kềnh, nặng tới 340kg và có giá lên đến 3000 đô, vì thế số lượng bán ra khá hạn chế.

Percy Spencer đã mất hơn 20 năm để cho ra đời thế hệ lò vi sóng mới như ngày nay và trở thành một vật dụng không thể thiếu trong nhà bếp của mọi gia đình trên khắp thế giới.

2. Disney

Hiển nhiên là Walt Disney đã không bắt đầu gây dựng công ty giải trí mang tên mình trong giai đoạn chiến tranh Thế giới II. Hãng phim hoạt hình Disney đã vô cùng nổi tiếng với những chuỗi phim ngắn trong nhiều năm liền cũng như thành công về Bạch Tuyết đã đem về cho Disney tiếng vang trên khắp nước Mĩ.

Tuy nhiên, Walt Disney lại liên tiếp gặp thất bại với sản phẩm tung ra sau đó, cộng với việc quản lý yếu kém khiến cho danh tiếng và sự nghiệp của hãng dần bị lung lay.

Thời điểm đó, Disney gần như phải đối mặt với việc phá sản. Song trong cái rủi lại có cái may, chính phủ Hoa Kỳ lúc này đang lo ngại về ảnh hưởng của phát xít ở Nam Mỹ, vì thế họ đã đưa ra lời mời hợp tác với Disney.

Chính phủ Mỹ sẽ chi trả mọi chi phí để Disney đến Brazil, Argentina và Chile tuyên truyền loạt phim hoạt hình kỷ niệm văn hóa Mỹ Latin, làm dịu các mối quan hệ quốc tế và giúp Mỹ tập trung vào chiến đấu ở châu Âu.

Thỏa thuận của Disney với quân đội gần như đã làm sống lại thương hiệu đang trên bờ vực sụp đổ của hãng và quả thật nếu không có Thế chiến II có lẽ Disney sẽ không được biết đến là một siêu cường giải trí thế giới như ngày hôm nay.

3. Xi lanh tiêm

 

Trước khi nước Mĩ bị ám ảnh bởi HIV/AIDs, quân đội của họ đã phải cố gắng để cân bằng nhu cầu thuốc giảm đau với nguy cơ quá liều và chứng nghiện từ việc sử dụng Morphine để giảm đau.

Trong suốt chiến tranh Thế giới thứ I, những binh lính Mĩ đã phải chịu đựng cơn đau kéo dài do mất thời gian di chuyển tới khu lều y tế chỉ để được tiêm liều giảm đau Morphine.

Tuy nhiên, việc sử dụng những ống Xi lanh thủ tinh cũ không có vạch đo liều lượng dẫn đến điều trị quá liều gây ảnh hưởng sức khỏe và gây nghiện cho binh sĩ. 

Vì thế, khi chiến tranh Thế giới II bùng nổ, chính phủ Mĩ đã ra lệnh cấm sử dụng những ống Xi lanh thủy tinh và kim loại cũ và thay thế bằng ống Xi lanh tiêm mới có vạch chia tỷ lệ tên là Syrette nhằm giới hạn liều lượng tiêm cho mỗi binh lính. Chính phủ cũng phân phát cho mỗi binh sĩ một ống Xi lanh Syrette chứa liều lượng Morphine theo quy định để có thể sử dụng khi bị thương.

Sau này, các nhà khoa học đã sử dụng ống Xi lanh Syrette và đưa vào sản xuất để phục vụ cho ngành Y tế công cộng.

4. Băng dính 

Ý tưởng ban đầu về băng dính Duct Tape là do Johnson & Johnson đã kết hợp băng dính y tế đính kèm với mặt dính keo để có thể dán lên được bề mặt khác trong Thế chiến II và đó thực sự là điều mà các binh sĩ cần: Một loại băng khỏe, đàn hồi, không thấm nước để sửa máy móc, thiết bị, súng ống.

Khi đó, các binh sĩ gọi đùa loại băng dính là là Duck Tape (Băng Vịt) vì nó chống thấm nước như lông vịt. Loại băng dính này trở nên vô cùng phổ biến trong quân đội và sau này được sản xuất nhiều hơn để phục vụ nhu cầu người dân.

5. Tampon

 

Khởi đầu là công ty sản xuất các sản phẩm về giấy và đồ dùng chăm sóc sức khỏe, Kimberly-Clark đã phát triển sản phẩm cellu-cotton, một loại bông gòn y tế nhẹ và dễ thấm phục vụ quân đội Mĩ khi tham chiến Thế giới thứ I. Tuy nhiên các y tá quân y lại sử dụng loại bông gòn y tế này như 1 loại băng vệ sinh cá nhân dùng 1 lần. Điều này khiến cho Kimberly-Clark quan tâm và lưu ý về ý tưởng sản phẩm chăm sóc sức khỏe phụ nữ.

Sáu năm sau đó, Kotex – sản phẩm băng vệ sinh cá nhân lần đầu tiên được ra mắt trên thế giới, và bắt đầu được đưa vào sản xuất hàng loạt giữa những năm Thế chiến thứ II.

Trải qua nhiều thập kỉ, Kimberly-Clark đã nghiên cứu và cho ra nhiều dòng sản phẩm băng vệ sinh nhằm giúp chăm sóc sức khỏe phụ nữ tốt hơn như ngày nay.

6. Phân bón hóa học

Đầu thế kỉ trước, các nhà khoa học đã phát hiện ra ảnh hưởng quan trọng của Nito tới sự phát triển của thực vật. Phát hiện này mở ra kỉ nguyên bùng nổ cho ngành phân bón hóa học trong trồng trọt sau này.

Bắt đầu từ Thế chiến thứ I, các nghiên cứu hóa học của nhà khoa học Fritz Haber về việc phát triển và ứng dụng khí Clo cũng như khí thải độc khác đã giúp quân đội Đức sử dụng nó như một loại vũ khí hóa học để chống lại phe đồng minh.

Phương pháp Habor hay còn gọi là quá trình Habor – Bosch là phản ứng hóa học trong công nghiệp giữa khí Nito và Hidro nhằm tạo ra Amoniac. Đây được coi là công trình quan trọng để tạo ra phân bón hóa học. Tuy nhiên, nó cũng rất nguy hiểm khi được nhà hóa học habor sử dụng để tạo ra vũ khí hóa học giết người. 

Thậm chí vào thế chiến II, Phe đồng minh cũng sử dụng phương trình hóa học của Haber nhằm phục vụ cho việc sản xuất đạn dược thông qua việc tổng hợp lại khí nitơ. Chỉ đến khi cuộc chiến kết thúc, người ta mới bắt đầu ứng dụng quy trình Habor để tạo ra phân bón ứng dụng trong nông nghiệp cho đến ngày nay.

7. Khoai tây đông lạnh

 

Từ việc nuôi heo rồi chuyển sang canh tác trồng khoai tây, ông J.R Simplot được ví như vua khoai tây bởi ông là người đầu tiên tạo ra và cung cấp khoai tây sấy làm đông lạnh trong chiến tranh cho quân đội Mĩ.

Ngay khi lực lượng hậu cần quốc tế đe dọa đến những nỗ lực của phe Liên Minh tại Châu Âu, quân đội Mĩ rất cần lượng thực phẩm có thể cất trữ lâu dài như loại khoai tây đông lạnh và rau sấy mà JR Simplot cung cấp, nhằm đảm bảo quân lực trong tháng ngày tham chiến châu Âu.

Khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, lúc này Mcdonal và các món đồ ăn nhanh dần trở thành xu hướng với người Mĩ, JR Simplot không chỉ cung cấp thực phẩm đông lạnh cho quân đội Mĩ mà còn phải tăng gấp nhiều lần sản lượng để bán cho người dân Mĩ.

Simplot đã kí hợp đồng với Ray Kroc để cung cấp loại khoai tây đông lạnh cho món khoai chiên kiểu Pháp đang rất thịnh hành của Mcdonald  thời bấy giờ.

Đã hơn nửa thế kỉ trôi qua, đế chế khoai tây đông lạnh do Simplot gây dựng đã giúp cho Mcdonald bán được nhiều hơn 50{acf9e37f99d59582ec98e298f62880683d8c9989165c5ad604ccf6990eedd93b} số khoai tây chiên kiểu Pháp trên toàn thế giới.

8. Thương hiệu mì ăn liền

 

Người tạo ra loại thực phẩm này là doanh nhân Nhật nhưng gốc Đài Loan – ông Momfuku Ando.

Sau chiến tranh Thái Bình Dương, ông chứng kiến được sự chiếm lĩnh của quân đội Mĩ và cảnh người Nhật chịu lạnh ngoài trời để xếp hàng có thể mua được tô mì. Do đó, ông đã băn khoăn nếu tạo ra thực phẩm mỳ sợi không cần phải đun nấu mà chỉ đổ nước nóng vào là có thể ăn ngay.

Ông đã mất vài năm để thực hiện ý tưởng này, sau các nỗ lực thì ông Ando cũng tìm được công thức tạo ra mì ăn liền hiệu quả.

Nhờ vào sự thiếu thốn đủ mọi thứ và tháng ngày tuyệt vọng của người dân Nhật đã tạo ra cảm hứng để ông có thể xây dựng cũng như phát triển thương hiệu nổi tiếng đến tận bây giờ.

9.  Nhựa Teflon

 

Trong Thế chiến II, các nhà khoa học phe Đồng Minh được giao nhiệm vụ luôn đi trước phát xít Đức trong việc chế tạo vũ khí quân sự. Dự án Manhattan đã được khởi động với mục đích tạo nên sự bùng nổ khoa học khác biệt nhất từ trước tới giờ.

Trong quá trình nghiên cứu, nhựa Teflon được phát hiện năm 1938 bởi nhà khoa học Roy J. Plunkett khi ông quyết định thử dùng tetrafloetilen làm khí sinh hàn cho máy lạnh và chỉ thấy một lớp polime bám chặt phía trong thành bình, hơ nóng không chảy, trơ với mọi hoá chất.

Do trong quá trình làm giàu Urani, sẽ sinh ra UF6 – chất bào mòn cực mạnh và các nhà khoa học phe Đồng Minh đã quyết định sử dụng Telfon làm chất chống ăn mòn trong nhà máy làm giàu hạt nhân để chế tạo bom nguyên tử.

Sau thảm họa phá hủy 2 thành phố Nhật bản, quân đội Đồng Minh đã phải ngừng dự án chế tạo bom nguyên tử cũng như các vũ khí hóa học nguy hiểm khác.

Teflon về sau này được sử dụng nhiều cho công nghiệp, hóa lạnh, y tế, thực phẩm và y dược tiêu biểu như làm chất chống dính phủ chảo rán, làm vỏ acquy, rada, chế tạo xương nhân tạo, vật liệu tạo sụn ngoại khoa….
10. Chất tạo ngọt Sweet’n’Low

 

Năm 1978, cùng với Constantin Fahlberg, nhà hóa học Ira Remsen đã phát hiện ra chất tạo ngọt từ việc kết tinh Saccharin. Đây là thứ mà sau này được sử dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp thực phẩm. 

Ban đầu, Saccharin không thực sự được đưa vào sử dụng trong đời sống cho đến Thế chiến thứ I, khi mà một số nhu yếu phẩm như Đường bị yêu cầu cắt giảm khẩu phần tiêu dùng, người dân mới dần chuyển sang mua và sử dụng Saccharin.

Tuy nhiên đến Thế Chiến thứ II, chất tạo ngọt mới thực sự được đưa vào sử dụng rộng rãi nhờ hai cha con Benjamin Eisenstadt và Marvin Eisenstadt với sản phẩm Saccharin hoàn chỉnh được đóng gói trong những túi giấy nhỏ. Hai cha con nhà Eisenstadt cũng là những người đầu tiên đưa sản phẩm chất tạo ngọt Sweet’n’Low dưới dạng bột ra thị trường và thành công cho đến ngày nay.

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*

Tin liên quan

Những thiết kế bao bì ấn tượng đoạt giải thưởng The Dieline Những logo hình ngựa trị giá tỷ USD Toyota – Thương hiệu xe nổi tiếng Thiết kế Logo dược phẩm tại Bắc Ninh Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu Inox Hoàng Vũ

Công ty Cổ Phần BiDesign

Trụ sở : Số 31, Tổ 2, Phường Phú Lương, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.

Văn phòng: Số 26, TT21, Khu đô thị Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 098.334.5533 – Hotlile: 0983 633 906 – email: kinhdoanh@bidesign.vn